-17%
  • com-moc-non-1

Cốm lá me

250,000 đ 300,000

Thương hiệu: Mễ Trì
Tình trạng: Đặt hàng

Tránh trộn lẫn nhau làm mất mùi vị riêng.

Bảo quản cốm ở nơi khô ráo, thoáng mát để tránh cốm bị ẩm, mốc gây hư hỏng.

Không nên để ở ngăn mát hoặc nhiệt độ máy lạnh trong phòng quá lâu.

Đảm bảo Chất lượng ✓ Giá tốt nhât ✓ Giao hàng hỏa tốc trong ngày ✓ Đặt hàng ngay!

MUA NGAY
Mã Sản Phẩm: COM05

Danh mục:
  • Sản phẩm chất lượng cao
  • Giao hàng toàn quốc
  • Thanh toán khi nhận hàng

Cam kết chính hãng 100%


MSP:COM05


Bạn đang xem sản phẩm: Cốm lá me

Cốm là một món ăn vặt có hương vị thơm ngon, nồng nàn, phổ biến trong ẩm thực đồng bằng Bắc Bộ. Vậy cốm là gì, có bao nhiêu loại? Cách bảo quản cốm ra sao? Hãy cùng chuyên mục Mẹo vào bếp của Điện máy xanh tìm hiểu ngay nhé!

1. Cốm là gì?

Đặc điểm của cốm

Cốm là món ăn đặc sản của vùng đất Bắc Bộ, nhất là tại khu vực Hà Nội. Ngoài ra, cốm còn có mặt ở cả miền Trung và miền Nam, mỗi nơi đều cách chế biến và hương vị đặc trưng riêng.

Nguyên liệu chính để chế biến món ăn này chính là lúa nếp non. Để món cốm có hương vị thơm ngon đúng chuẩn, người ta thường lựa chọn lúa nếp cái hoa vàng. Bên cạnh đó, các loại lúa nếp khác như: lúa lương phượng, lúa nếp thơm, nếp tan, nếp quýt, nếp hoa cũng được yêu thích sử dụng.

Lúa non phải qua nhiều công đoạn chế biến kỳ công, tỉ mỉ mới cho ra mẻ cốm với vị ngọt thanh như sữa, gói gọn trong mùi hương thoang thoảng của lá sen. Chính hương vị thanh mát ngọt ngào này, đã làm say lòng biết bao nhiêu người.

Cốm có các loại như: cốm đầu, giữa hoặc cuối mùa, cốm non, cốm già, cốm mộc, cốm hồ,..

2. Cách chọn mua cốm ngon

Để chọn được một gói cốm ngon dành tặng cho gia đình và người thân, bạn cần “bỏ túi” các mẹo sau đây:

  • Chọn mua những gói cốm có hạt hơi dai dai, bùi bùi và thơm mát vì chắc chắn rằng chúng đã được chế biến từ những hạt lúa nếp chắc, mềm và dẻo.
  • Để thưởng thức được những mẻ cốm thơm ngon, mềm dẻo và không bị hỏng, bạn nên chọn mua vào buổi sáng sớm vì đa phần đây là những mẻ cốm mới.
  • Không nên chọn những gói cốm có màu vàng hay màu xanh mướt của hóa chất, thay vào đó hãy chọn cho mình gói cốm có hạt màu xanh non.

3. Cách bảo quản cốm tươi và khô

Để bảo quản cốm tươi và khô, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Đối với cốm tươi: rất khó để bảo quản vì dễ bị hư hỏng, vì thế bạn chỉ nên mua vừa đủ, tránh mua quá nhiều sẽ gây lãng phí.
  • Đối với các loại cốm khô như: cốm dẹt, cốm tròn,… bạn cần để chúng riêng biệt, không trộn lẫn vào nhau để tránh mất hương vị ban đầu của mỗi loại.
  • Bảo quản để cốm ở những nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.

4. Quy trình sản xuất Cốm

Từ những hạt lúa nếp non còn ngậm sữa, để làm ra hạt Cốm tươi dẻo thơm cũng thật công phu, với nhiều công đoạn đòi hỏi người làm Cốm thật có tâm và thật yêu nghề. Quy trình làm Cốm tươi cơ bản qua các bước sau đây:

Bước 1 – Đãi thóc:

Lúa nếp non được thu mua từ những cánh đồng ven ngoại thành Hà Nội được tuốt hạt sạch sẽ và cho vào thùng nước để đãi. Các hạt thóc lép nổi lên sẽ được loại bỏ. Bước này, vừa có tác dụng làm sách sách hạt thóc khỏi đất, cát bụi bẩn, vừa đảm đảm chất lượng của từng hạt thóc.

Bước 2 – Rang thóc Cốm:

Những hạt thóc chắc được đãi sạch sẽ được cho vào chảo rang Cốm. Chảo rang cốm, nhất thiết phải là chảo gang đúc, xung quanh được đắp bằng xỉ than và phải đun bằng củi. Đây là bước quan trong nhất trong quy trình sản xuất Cốm. Trong qua trình rang hạt Cốm phải được đảo liên tục để đảm bảo độ chín đều. Thông thường một mẻ cốm rang thủ công mất khoảng 1.5 giờ. Người rang phải luôn chú ý, không được cho to hoặc nhỏ lửa, tránh làm cốm chín ép .Tùy theo độ non của Cốm và độ lớn của lửa người làm Cốm quyết định thời điểm có thể xúc Cốm ra ngoài.

Bước 3 – Giã Cốm:

Trước kia, khi chưa có các phương tiện máy móc, người Mễ Trì phải giã Cốm hoàn toàn thủ công, có 2-3 người đứng giã bằng chân và 1 người ngồi sơ , sảy Cốm bằng tay. Mỗi mẻ Cốm sẽ phải trải qua từ 3 – 5 lượt giã như vậy mới sạch hoàn toàn. Ngày này, hầu hết các cơ sở Cốm gia truyền đều có máy say, nên việc làm Cốm của bà con cũng bớt vất vả hơn.

Cốm sau khi được rang chín, để nguội sẽ cho vào máy say để loại bỏ phần vỏ trấu bên ngoài. Sau đó, cho vào giã từ 2 – 3 lần nữa cho hạt Cốm sạch và bong. Mỗi mẻ thóc rang thường cho ra thành phẩm từ 10 – 15kg Cốm Tươi.

Bước 4 – Đóng gói:

Khi giã xong, cốm sẽ được gói trong hai lớp lá. Lớp bên trong là lá ráy hoặc lá sen giữ cốm không bị khô và không phai nhạt màu xanh ngọc. Lớp ngoài là lá sen có hương thơm thoang thoảng. Cốm tươi gói lá Sen như một sự kết hợp hoàn hỏa tạo nên món quà tinh hoa của trời đất.

Tuy công đoạn làm cốm tốn rất nhiều thời gian và công sức, dây chuyền sản xuất vẫn còn thủ công nhưng ưu điểm của cốm Làng Vòng là giữ nguyên được hương vị cốm thơm ngon, chất lượng. Đặc biệt, tại các địa chỉ online, giá cốm đang được bán là 300.000 đồng/1 cân. Còn tại Làng Vòng, Cốm Làng Mễ Trì giá cốm bán lẻ là 250.000 đồng/1 cân và giá bán buôn là 200.000 đồng/1 cân. Giá rẻ hơn từ 50.000 đồng – 100.000 đồng/1 cân. Những người tiêu dùng sành sỏi đang muốn mua cốm với số lượng lớn nên cân nhắc tới điều này.

5. Thời điểm nên mua cốm:

Bạn nên mua cốm vào buổi sáng, khi đó cốm còn mới, hương thơm quyến rũ, khi ăn vào vẫn còn dẻo, quyện, không sợ cốm cứng hay bị hỏng.

Cách bảo quản cốm:

Nếu mua cốm tươi thì việc bảo quản sẽ vất vả hơn so với cốm khô. Chính vì vậy, mẹo nhỏ dành cho các chị em là nên mua cốm tươi với lượng vừa đủ, không nên mua nhiều vì để lâu sẽ mất đi hương thơm quyến rũ và vị dẻo đặc trưng của loại cốm này.

Cốm khô cũng có nhiều loại nên khi mua bạn cần bảo quản riêng biệt, tránh trộn lẫn nhau làm mất mùi vị riêng.

Bảo quản cốm ở nơi khô ráo, thoáng mát để tránh cốm bị ẩm, mốc gây hư hỏng.

Đối với việc bảo quản cốm trong tủ lạnh, chị em không nên để ở ngăn mát hoặc nhiệt độ máy lạnh trong phòng quá lâu. Điều này làm cốm non bị cứng, bớt thơm.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Cốm lá me”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *